Điều gì sẽ xảy ra nếu Keynes giành chiến thắng trong cuộc tranh luận về Tiền tệ Toàn cầu?

16 March 2022 By GO Markets

Share

Hội nghị Breton Woods năm 1944 được nhớ đến với về việc thành lập IMF, Ngân hàng Thế giới và WTO. Cũng tại hội nghị này, John Maynard Keynes đưa ra một đề xuất thú vị về một loại tiền toàn cầu .Vương quốc Anh đã sử dụng đề xuất này làm chính sách đàm phán chính thức của mình.

Liệu Keynes sẽ giành chiến thắng trong cuộc tranh luận trước đại diện Mỹ, Harry Dexter White?

Đề xuất của Keynes
Keynes thường bị hiểu lầm là đã giới thiệu một loại tiền tệ dùng chung duy nhất để thay thế tiền đồng của các quốc gia trên toàn thế giới. Đề xuất của ông mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Đầu tiên, một loại tiền tệ toàn cầu có tên là bancor sẽ được giới thiệu. Nó sẽ được sử dụng trong tất cả các hoạt động giao thương toàn cầu. Thứ hai, một tổ chức quốc tế – Liên Minh Thanh Toán Bù Trừ Quốc tế – sẽ được thành lập để quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch quốc tế.

Bancor sẽ được sử dụng làm phương tiện để thực hiện các giao dịch quốc tế. Tiền tệ ở các quốc gia sẽ được quy đổi sang bancor với tỷ giá cố định, và bancor cũng sẽ được sử dụng cho mục đích thương mại giữa các nước. Bản thân bancor sẽ cố định theo giá vàng (bản vị vàng vẫn có hiệu lực vào thời điểm đề xuất). Mỗi quốc gia sẽ nắm giữ một tài khoản bancor. Thấu chi có thể lên đến 50% GDP trên phần mà họ sẽ bị tính lãi. Nhưng họ vẫn bị tính lãi suất 10% trên các khoản thặng dư, và toàn bộ sẽ bị thu lại nếu vượt quá giá trị tương đương của khoản thấu chi vào cuối năm. Đây quả thật là một động lực mạnh mẽ để chi tiêu.

Ý nghĩa của Tiền tệ Toàn cầu
Sự phân chia của hệ thống này sẽ rất lớn. Thứ nhất, thị trường ngoại hối sẽ không bao giờ tồn tại. Các loại tiền tệ sẽ không giao dịch trực tiếp với nhau, mà được thay thế bởi bancor với tỷ giá cố định, dẫn đến thị trường tiền tệ trở nên dư thừa. Về lý thuyết, điều này sẽ loại bỏ các chi phí giao dịch và giải phóng sự di chuyển dòng tiền giữa các quốc gia.

Các đề xuất xử lý thâm hụt và thặng dư đưa ra một trạng thái cân bằng dựa trên các vấn đề về nợ của các quốc gia hiện nay. Những cơ chế được thiết lập sẽ duy trì một sân chơi bình đẳng trong giao dịch quốc tế. Nếu một khoản tín dụng tích lũy đủ lớn, đồng tiền sẽ phải tăng giá so với bancor và cân bằng chi tiêu giảm xuống. Nếu thâm hụt tăng lên, đồng tiền quốc gia sẽ phải mất giá.

Mặc dù đây được xem là chính sách tiền tệ thích hợp nhất hiện nay, hệ thống này có hai khía cạnh rất quan trọng. Thứ nhất, có những giới hạn nghiêm ngặt được đặt ra đối với quy mô của cả thâm hụt và thặng dư. Thứ hai, các quy trình được thể chế hóa cùng với các khoản tín dụng trả nợ cho nước khác. Bằng cách này, sự mất cân bằng thương mại – chẳng hạn như giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ bị ngăn cản.

Toàn bộ cơ chế nợ giữa các quốc gia sẽ bị thay đổi hoàn toàn.

Rào cản
Việc sử dụng hệ thống này chắc chắn sẽ có những rào cản nhất định. Các quốc gia phát triển buộc phải từ bỏ sự giàu có của mình vì lợi ích cân bằng toàn cầu, với động lực duy nhất là làm cho các xếp hạng này được đảo ngược trong tương lai. Với tư cách là chủ nợ lớn nhất vào thời điểm đó, đây được cho là lý do chính khiến Mỹ phải phản đối ngay từ đầu. Nếu với tư cách là nước có nợ lớn nhất hiện tại, có lẽ họ sẽ có một quyết định khác. Tệ hơn nữa, tương tự như cách mà những người đóng thuế cao thường không hài lòng vì nghĩ mình đang phải chi trả cho phúc lợi của người khác, các quốc gia chủ nợ sẽ cảm thấy công sức của mình đang được dùng để trợ cấp cho sự thất bại của những nước khác – giống như cách mà nhiều người Đức xem các gói cứu trợ dành cho Hy Lạp và Cộng hòa Síp.

Hệ thống này cũng sẽ có những hạn chế nghiêm ngặt trong việc kiểm soát chính sách tiền tệ cấp quốc gia, vì các giới hạn và biện pháp chặt chẽ được áp đặt ở cấp trung ương. Mặc dù việc này có thể phản ánh chính sách tiền tệ tốt, việc không hài lòng với luật tập trung của Liên minh Châu Âu là minh chứng thuyết phục để thấy rằng cơ quan quốc gia là niềm tự hào của nhiều nước – điều này rất quan trọng.

Về mặt chính trị, điều đầu tiên được đặt ra là ai sẽ điều hành tổ chức Liên minh thanh toán bù trừ quốc tế. Sự quản lý chặt chẽ của Mỹ đối với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã là một điều gây tranh cãi. Chỉ tin tưởng một quốc gia có năng lực lớn để thực hiện sự công bằng không phải là một ý tưởng tốt.

Trung Quốc và Đồng Bitcoin
Dù người ta có nghĩ gì về tổ chức Liên minh thanh toán bù trừ quốc tế thì đề nghị về một loại tiền tệ dự trữ siêu quốc gia đã có được sự tín nhiệm sau cuộc khủng hoảng tài chính. Trung Quốc đã tích cực đề xuất ý tưởng này ở hội nghị G20 vào năm 2009. Trường hợp của họ đơn giản hơn. Với tình hình hiện tại, đồng USD được sử dụng làm tiền dự trữ khiến phần còn lại của thế giới phải chịu những khủng hoảng kinh tế. Vì Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ, họ có một mối quan tâm đặc biệt. Khi đồng đô la mất giá, giá trị nắm giữ trái phiếu của họ cũng bị giảm theo.

Nhiều chuyên gia đã cho rằng các vấn đề gần đây của đồng rupee có liên quan đến các quyết định của Mỹ về Nới lỏng định lượng (QE). Một loại tiền dự trữ toàn cầu, không bị ràng buộc bởi bất kỳ quốc gia nào khác, sẽ chấm dứt hiệu ứng này. Nó cũng sẽ loại bỏ đặc quyền của Mỹ, quốc gia đang gánh khoản nợ cao nhất trên thế giới do tầm quan trọng của đồng đô la. Thế nhưng, không phải là thế giới chưa có 1 loại tiền tệ chung. Do không bằng lòng với đồng đô la là đồng tiền dự trữ, bitcoin đã dần cho thấy tiềm năng của nó như một loại tiền dự trữ vì bản chất của nó là xuyên quốc gia, ngoài sự kiểm soát của chính phủ và hữu hạn. Với chi phí giao dịch cực thấp, nó có thể trở thành bancor trên thực tế bất kể dưới sự kiểm soát của quốc tế.

Thế giới theo trường phái Keynes
Điều gì sẽ xảy ra nếu Keynes thắng trong cuộc tranh luận tại Breton Woods? Trung tâm thanh toán bù trừ quốc tế có thể đã báo trước một kỷ nguyên thịnh vượng toàn cầu chưa từng có. Sự mất cân bằng gần như được loại bỏ và thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế chưa từng có trước đây, được hỗ trợ bởi một loại tiền tệ toàn cầu siêu quốc gia, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Hoặc, thể chế này có thể sụp đổ dưới quyền lực chính trị giống như nhiều thể chế quốc tế khác.

Đối với bancor, đây là một cuộc tranh luận mà Keynes có thể thắng.

Để biết thêm thông tin về giao dịch ngoại hối, hãy xem qua Trung tâm đào tạo forex miễn phí hoặc video hướng dẫn Metatrader 4 (MT4) của chúng tôi.

Disclaimer: Articles are from GO Markets analysts and contributors and are based on their independent analysis or personal experiences. Views, opinions or trading styles expressed are their own, and should not be taken as either representative of or shared by GO Markets. Advice, if any, is of a ‘general’ nature and not based on your personal objectives, financial situation or needs. Consider how appropriate the advice, if any, is to your objectives, financial situation and needs, before acting on the advice. If the advice relates to acquiring a particular financial product, you should obtain and consider the Product Disclosure Statement (PDS) and Financial Services Guide (FSG) for that product before making any decisions.